Ly hôn là gì?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. (Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Các trường hợp yêu cầu tòa án ly hôn:
Trường hợp 1: Thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Nếu vợ chồng thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. (Tòa án ra phán quyết dưới hình thức quyết định)
- Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. (Tòa án ra phán quyết dưới hình thức bản án)
Trường hợp 2: Ly hôn theo yêu cầu của một bên theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;
- Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây nên.
- Nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
- Nếu vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Những vấn đề chính khi đơn phương ly hôn bao gồm:
Thứ nhất, đối với con chung.
Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Thứ hai, đối với tài sản.
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Thứ ba, đối với nợ chung.
Khi vợ chồng ly hôn, một trong những vấn đề phải giải quyết đó là xác định nghĩa vụ thanh toán nợ của từng người. Về nguyên tắc, tài sản chung sẽ thanh toán cho các nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
Theo Điều 37 Luật Hôn nhân Gia đình 2014.
Vai trò của Luật sư trong dịch vụ pháp lý về Hôn nhân & Gia đình
Vai trò của luật sư trong vụ án ly hôn đó là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc là người đại diện theo ủy quyền trong một số trường hợp nhất định. Bởi lẽ luật sư là những người nắm vững kiến thức về lĩnh vực Luật Hôn Nhân và Gia đình; đồng thời có kinh nghiệm về tố tụng dân sự, các hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật với công việc của họ là trợ giúp nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
Các lĩnh vực tư vấn pháp luật về Hôn nhân, gia đình tại Văn phòng Luật sư Thanh & Cộng sự cung cấp cho quý khách hàng:
Tư vấn các vấn đề pháp lý:
- Tư vấn về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn;
- Tư vấn về thủ tục hòa giải khi ly hôn;
- Tư vấn về việc xác lập quan hệ hôn nhân để xác định thời điểm xác lập, đã đăng ký kết hôn hay chưa và có hợp pháp hay không;
- Tư vấn các điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục để thực hiện việc thuận tình ly hôn hoặc đơn phương ly hôn theo yêu cầu của vợ hoặc chồng;
- Tư vấn trường hợp hôn nhân chấm dứt do vợ, chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết;
- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ con sau ly hôn;
- Tư vấn về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ, chồng, Cách chia tài sản khi ly hôn;
- Tư vấn về việc chia tài sản trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình;
- Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài;
- Tư vấn về hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị;
- Tư vấn về việc vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình;
- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của con ngoài giá thú;
- Tư vấn về các trường hợp công nhận hôn nhân hợp pháp đối với trường hợp không đăng ký kết hôn;
- Tư vấn về các trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật.
Soạn thảo đơn, văn bản:
- Soạn thảo đơn thuận tình ly hôn, ly hôn đơn phương, đơn trình bày ý kiến và các văn bản liên quan để gửi Tòa án;
- Soạn thảo bản tự khai, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đơn phản tố hoặc đơn yêu cầu định giá tài sản cho cơ quan tố tụng tại Toà án;
- Soạn thảo đơn kiến nghị, khiếu nại khi cần thiết;
- Soạn thảo văn bản ý kiến pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại Toà án và các cơ quan hữu quan có liên quan…
Luật sư tham gia tố tụng
- Cử Luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong quá trình sau:
- Thu thập chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ vụ án,
- Tham gia phiên hòa giải, phiên họp, phiên tòa giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
- Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng;
- Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này;
- Đưa ra có kiến nghị, bằng chứng và ý kiến tư vấn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong việc giải quyết tranh chấp về nuôi con, chi tài sản chung và giải quyết công nợ chung khi ly hôn.